Than củi trong đời sống tâm linh
Ngoài tác dụng xua đuổi thú dữ, nấu chín thức ăn, than củi còn gắn liền với đời sống tâm linh của con người từ buổi sơ khai. Nhiều nghi thức, thói quen sử dụng than vẫn còn hiện diện hàng ngày trong cuộc sống hiện đại mà các thiết bị cao cấp khó thay thế. Mời bạn đọc cùng Than sạch Seagull tìm hiểu điều thú vị về than củi trong đời sống tâm linh có thể bạn chưa biết.
Nghi lễ “Tắm than” gột rửa bụi trần để trở thành thầy mo của người Dao đỏ xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)
Để chính thức trở thành một thầy mo, nam giới người Dao phải trải qua nghi lễ “Tắm than” (Lễ Pút tồng). Đây là nghi lẽ vô cùng linh thiêng chỉ tiến hành vào 2 ngày trong năm là ngày 1 Tết Nguyên đán và ngày Rằm tháng Giêng âm lịch. Ngoài lễ vật gồm có gà, rượu, gạo, bánh trái và đồ nghi lễ gồm có tranh thờ, kiếm bùa, trang phục thầy cúng, cờ, binh khí thì “Tắm than” là nghi lễ quan trọng.Có một thầy mo làm nhiệm vụ chỉ dẫn, dẫn đầu trong màn nhảy lửa, đồng thời tay cầm thanh tre gõ để thôi thúc tinh thần, dũng khí của học trò khi nhảy lửa. Khi bước chân vào giữa đống than, thầy mo và người học trò không còn biết cảm giác sợ là gì, như có một nguồn năng lượng nào đó đưa bước chân của họ lao vào giữa đám than đang cháy rừng rực. Họ như trong cơn điên dại nhảy múa với đôi chân trần trong đống lửa mà không hề có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi. Khi nhảy vào than lửa, nhân vật làm lễ Pút tồng đã tâm niệm sẽ không vướng bận đến bụi trần, dùng than đỏ để xua đuổi, gột rửa nó đi ra khỏi người”.
Ngoài người Dao, dân tộc Pà Thẻn tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, thường được tổ chức vào ngày 16/10 (Âm lịch) hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đây là một lễ hội độc đáo, đậm nét Shaman giáo, sơ khai và huyền bí.