Có biết bao nhiêu sự tình cờ thú vị trong cuộc sống này mang lại cho chúng ta những ngạc nhiên và thích thú - những phát hiện hết sức vô tình dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ vì đó chính là những món ăn quen thuộc được yêu thích trong cuộc sống cua chúng ta. Mọi người cùng Than sạch Seagull khám phá nhé!
1. Kem que (Popsicle)
Vào năm 1905, Frank Epperson - lúc ấy mới chỉ là một cậu bé 11 tuổi - đã vô tình sáng tạo nên món ăn vặt được ưa chuộng nhất mỗi mùa hè: Kem que. Mọi chuyện bắt đầu khi Frank được tặng một bộ dụng cụ làm soda và hào hứng bắt tay vào trộn bột soda với nước. Nhưng thật (không) may, cậu đã để hỗn hợp đó ở bên ngoài suốt đêm.
Một trong những phát minh có giá trị nhất thế giới là đây!
Đó là một đêm cực kỳ lạnh giá. Vào sáng hôm sau, Frank phát hiện cây que mà cậu dùng để khuấy đã đông cứng vào phần hỗn hợp, nên đã quyết định liếm hết phần soda đi. Cậu đặt tên món ăn thú vị này là "Epsicles" - dựa theo họ của mình - và bắt đầu bán chúng cho bạn bè và hàng xóm xung quanh. Món ăn nhanh chóng được mọi người yêu thích. Năm 1924, Frank Epperson chính thức đăng ký sáng chế cho phát minh của mình và đổi tên nó thành "Popsicle" - tức Kem que như chúng ta vẫn gọi ngày nay.
2. Bánh quy sô-cô-la chip
Bánh quy nhân sô cô la chip được Ruth Wakefield sáng tạo một cách hoàn toàn tình cờ vào năm 1930. Khi ấy Ruth và chồng bà đang làm chủ một nhà trọ mang tên Toll House tại Massachusetts.
Vào một ngày, Ruth đang chuẩn bị nướng bánh bích quy để chiêu đãi các khách trọ thì phát hiện ra loại sô cô la đắng chuyên dùng cho làm bánh đã hết. Không kịp đi ra siêu thị, Ruth đã băm nhỏ sô cô la Nestle và trộn chúng vào bột làm bánh để thay thế.
Một trong những phát minh có giá trị nhất thế giới là đây!Trái với suy nghĩ của Ruth rằng số sô cô la sẽ tan hết sau khi đưa vào lò nướng, bánh quy nhân sô cô la chip độc đáo đã ra đời và trở thành một trong những món ăn biểu trưng cho ẩm thực nước Mỹ.
3. Ốc quế
Món kem ốc quế quen thuộc với bạn ngày nay hóa ra đã ra đời từ tận năm 1904 bởi Arnold Fornachou và những người "đồng nghiệp" bán hàng rong. Lúc đó là mùa hè và nhu cầu tiêu thụ kem của mọi người rất lớn.
Nhìn thấy Arnold hết cốc nhựa để đựng kem, một người bán bánh ngọt gần đó đã giúp đỡ anh bằng cách tận dụng số bánh kẹp còn thừa để làm vật hứng kem cho khách. Anh ta còn tận tình chỉ cách để cuộn bánh kẹp thành hình vỏ ốc để giữ kem không bị đổ. Không ngờ sự kết hợp này lại được khách hàng ưa chuộng hơn cả cốc đựng kem truyền thóng, vì không chỉ tiện mà còn ngon nữa!
Nhờ sự linh hoạt của anh bán hàng rong mà kem ốc quế đã ra đời.
4. Bánh kẹp sandwich
Vào đầu thế kỷ XVIII, John Montagu - Vị Bá tước đệ tứ vùng Sandwich, Anh đã phát hiện ra sự kết hợp tuyệt hảo giữa hai lát bánh mì, xà lách, cà chua, hành và mù tạt. Do đã xuất hiện từ rất lâu, nên có rất nhiều giai thoại xoay quanh sự ra đời của bánh sandwich.
Nguồn gốc thực sự của bánh Sandwich là gì?
Một câu chuyện kể rằng bá tước John Montagu thực ra rất ham bài bạc. Ông mải mê trò này đến nỗi không bao giờ dám đứng lên giữa ván chơi. Vì vậy, Montagu thường ra lệnh cho người hầu mang tới cho ông hai lát bánh mì có kẹp thịt ở giữa. Với cách ăn này, ông có thể dùng bữa mà không cần dao dĩa, hay sợ tay bẩn sẽ dây vào lá bài.
Một phiên bản khác lại cho rằng Montagu đã dành hàng tiếng đồng hồ suy ngẫm tại bàn làm việc, cố tìm ra một món ăn vừa no bụng, dễ ăn mà không cần dụng cụ đi kèm lỉnh kỉnh, và sandwich là lựa chọn tối ưu của ông.
Ngày nay, sandwich có rất nhiều biến thể trên toàn thế giới. Tùy vào khẩu vị và văn hóa ẩm thực địa phương mà người ta có thể kết hợp với thịt, rau, sốt và thậm chí là cả đồ ngọt.
5. Đậu phụ
Đến nay, người ta vẫn tranh cãi về sự ra đời của món ăn truyền thống đến từ Trung Hoa. Truyền thuyết nổi tiếng nhất kể rằng, một đầu bếp người Trung đã vô tình đánh rơi một ít muối nigari - một loại muối magiê được tạo thành do chưng cất nước biển - vào hũ sữa đậu nành. Sự kết hợp này đã làm sữa bị vón lại và tạo thành đậu phụ.
Có lẽ ẩm thực châu Á phải cảm ơn sự bất cẩn của người đầu bếp.
Nhận lời khen của nhiều thực khách, đậu phụ tiếp tục được người đầu bếp sản xuất và dần trở nên ngày càng phổ biến. Ngày nay, người ta thường dùng đậu phụ để ăn chay hoặc thay thế cho thịt trong một số bữa ăn. Do đậu phụ dễ quyện hương vị của những thực phẩm mà nó được nấu cùng nên nó rất được ưa chuộng trong những món ăn châu Á đậm đà.
6. Khoai tây lát mỏng (Potato Chips)
Ra đời từ năm 1853, khoai tây lát mỏng được đầu bếp George Crum sáng tạo theo yêu cầu của một thực khách tại nhà hàng gần thành phố Saratoga Springs, bờ Đông nước Mỹ. Vị khách này gọi món khoai tây chiên nhưng không thích ăn miếng quá dày nên đã trả lại đĩa ăn.
Vị bếp trưởng đã phục vụ người khách bằng cách cố thái nhỏ khoai hơn, nhưng anh ta vẫn không đồng ý. Sự việc này diễn ra không chỉ một, mà còn nhiều lần sau đó. Mệt mỏi với những lời than phiền từ vị khách khó tính, George Crum quyết định thái những lát khoai mỏng như "lá lúa", sau đó ướp muối và chiên giòn chúng. May mắn là lần này món ăn đã được đón nhận và sau này trở thành món ăn vặt không thể thiếu của mọi người.
7. Ngũ cốc bắp (Corn Flakes)
Được hai anh em William và John Kellogg sáng tạo từ thế kỷ XIX, thứ bột ngô nướng tưởng chừng rất giản dị này lại là món ăn sáng cực kỳ được ưa chuộng tại phương Tây và Hoa Kỳ.
Trông thì đơn giản nhưng lại cực ngon lành và bổ dưỡng.
Ý tưởng của hai anh em đến rất đỗi tình cờ, khi họ cố tìm một nguồn thực phẩm thay thế cho bánh mì khi đang công tác lại Viện Điều dưỡng Battle Creek. William và John đã thử luộc chín lúa mì, nhưng kết cục là họ luộc quá kỹ, dẫn đến thành phẩm bị vỡ vụn thành nhiều mảnh. Cuối cùng họ lấy số vụn đó đem đi nướng và thu được món ngũ cốc.
Sau này, anh em nhà Kellogg đã cải tiến lúa mì bằng ngô và khai sinh nên thứ ngũ cốc bắp trứ danh Corn Flakes - được kết hợp từ hai từ "Corn" (ngô) và "Flakes" (bông tuyết).
8. Si rô đá bào (Slurpees)
Ngày nay khi bước chân vào bất cứ cửa hiệu 7-Eleven nào, người ta cũng không tránh khỏi bắt gặp những thực khách đang cầm trên tay những ly đá bào đủ màu sắc. Thứ đồ uống giải khát này đã ra đời từ khá lâu, từ cuối những năm 1950 và do Omar Knedlik - ông chủ của thương hiệu Dairy Queen sáng tạo nên.
Món đồ uống thú vị này ra đời như một sự tình cờ.
Câu chuyện của món si rô đá bào khá tình cờ và thú vị khi Knedlik lấy soda ra ngoài sau một thời gian dài trữ trong tủ lạnh. Ông nhận thấy chúng trở nên đặc hơn và lẫn nhiều vụn đá. Knedlik mang thứ đồ uống kỳ lạ này ra mời các khách hàng dùng thử, và trước sự bất ngờ của ông, nó rất được ưa chuộng và nhanh chóng phổ biến ra nhiều quán ăn khác. Tiếng động xì xụp phát ra khi hút đá bào đã truyền cảm hứng cho Omar Knedlik nghĩ ra cái tên độc đáo - Slurpees.
9. Kem bi Dippin' Dots
Dippin’ Dots - hay còn được gọi với cái tên ngộ nghĩnh "kem bi" - được nhà nghiên cứu vi sinh vật học Curt Jones tạo ra vào năm 1988. Khi đó ông đang tìm cách cải thiện thức ăn cho… bò (!), để chúng ăn nhanh mà lại dễ tiêu hóa hơn. Cuối cùng, ông nghĩ ra cách làm lạnh đồ ăn ở nhiệt độ -212 độ C và nhận được kết quả khả quan.
Những viên bi không chỉ ngon miệng mà còn ngon mắt nữa.
Tự tin rằng phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho người, ông đã thử nghiệm với những loại kem nhiều màu sắc và cho ra mắt món ăn vặt độc đáo được trẻ em toàn cầu ưa thích.
10. Coca-Cola
Ai cũng thuộc lòng cái tên Coca-Cola, nhưng liệu bạn có biết được câu chuyện về sự ra đời của nó? Vào năm 1886, John Pemberton - một thương binh người Mỹ bị nghiện nặng moóc-phin đã tự chế ra thứ dung dịch gồm một lượng nhỏ cocain và hạt côla để ức chế các cơn đau của mình.
Ông không ngờ rằng sau đó, món đồ uống có ga này đã vượt ngoài biên giới Hoa Kỳ và được ưa chuộng ở khắp nơi. Coca-Cola đã trở thành ông hoàng của ngành giải khát toàn cầu suốt nhiều thập kỷ, với công thức độc đáo không thể sao chép.